Tổng quan Hoàng_đế_quân_nhân

Không giống như các hoàng đế trước đây lên nắm quyền trong các cuộc đảo chính quân sự (như VespasianusSeptimius Severus, cả hai đều xuất thân từ tầng lớp hiệp sĩ trung lưu truyền thống), những hoàng đế quân nhân đều xuất thân từ tầng lớp bình dân cấp thấp (thường đến từ các vùng đất xa xôi của đế chế); vị hoàng đế quân nhân đầu tiên là Maximinus Thrax đã bắt đầu theo đường binh nghiệp của mình từ khi còn là một người lính nhập ngũ. Một hoàng đế quân nhân không thể tự hào về cái tên gia đình nổi bật hoặc một sự nghiệp thành công như một quý tộc hay công chức; đúng hơn là ông chỉ có lấy binh nghiệp ra để tự tiến cử. và ảnh hưởng duy nhất của ông chính là những hàng gươm giáo của binh sĩ dưới trướng. Một số các vị hoàng đế sĩ tốt là thành viên của tầng lớp hiệp sĩ đã tìm cách leo lên đến một vị trí đủ ảnh hưởng trong binh đoàn của họ rằng các binh sĩ sẽ ủng hộ cái giá của một chiếc hoàng bào, dù cho đây là một công việc nguy hiểm bởi vì những người lính có thể rút sự ủng hộ của họ bất cứ lúc nào và có thể chuyển nó đến một nhà lãnh đạo quân sự trông có vẻ hứa hẹn hơn vào thời điểm đó.

Bởi vì các hoàng đế quân nhân thường là những viên chỉ huy đóng quân ở biên giới, hành động lật đổ hoàng đế trị vì và tự mình thâu tóm quyền hành để lại những khoảng trống lớn trong việc phòng thủ biên giới của đế chế, khoảng trống này rất dễ bị kẻ thù của La Mã khai thác, dẫn đến sự xâm nhập của các bộ tộc German vào lãnh thổ của đế chế trong thập niên 260, vì thế chính quyền đã cho xây dựng dãy tường thành Aurelianus xung quanh Roma nhằm ngăn ngừa hiểm họa ngoại xâm. Các hoàng đế quân nhân còn sử dụng tiền nhà nước để chi trả lương cho quân đội của mình, không hoàng đế nào nắm quyền bằng sức mạnh của binh sĩ đủ sức cho phép binh sĩ của mình trở nên bất mãn, như những chiến binh sống chết là nhờ thanh kiếm và hậu quả là những công trình công cộng và cơ sở hạ tầng rơi vào đống đổ nát. Để đáp ứng nhu cầu mua chuộc binh sĩ của họ ngày càng lớn, nhà nước thường chỉ đơn giản là tịch thu tài sản riêng, gây tổn hại nền kinh tế và đẩy lạm phát lên cao.

Hệ thống của đế chế sắp sửa trên bờ vực sụp đổ hoàn toàn vào năm 284 khi xuất hiện một hoàng đế quân nhân khác, một viên chỉ huy kỵ binh có tên Diocletianus lên nắm quyền và khoác hoàng bào. Diocletianus đã cho tiến hành một số cải cách nhằm ổn định đế quốc và bộ máy chính quyền, bao gồm cả một hệ thống bộ tứ các hoàng đế gọi là Tứ đầu chế, dẫn đến chấm dứt cuộc khủng hoảng thế kỷ thứ ba và mở ra kỷ nguyên độc tôn hoàng đế trong lịch sử La Mã. Mặc dù các hoàng đế vẫn mặc hoàng bào dựa trên cơ sở sức mạnh quân sự (ví dụ như Constantinus I, Valentinianus ITheodosius I), hiện tượng các hoàng đế quân nhân lần lượt nối nhau qua đời dần được các quyền thần và tướng lĩnh thay thế vào cuối thời đế quốc như StIlyicho, Constantius III, Flavius Aëtius, Avitus, Ricimer, Gundobad, Flavius Orestes và cuối cùng là Odoacer, mới thực sự là những người nắm đại quyền quân sự trong tay và trị vì đế chế như một vị tướng quân trong triều khống chế vị vua bù nhìn yếu kém thay vì tự mình lên ngôi hoàng đế.